Chân gà nướng sa tế là món nướng được rất nhiều người yêu thích, “chế biến” vài chiếc chân gà, thêm chai bia lạnh, thêm người bạn “gà lai dê” là “hết sảy” trong một đêm nóng nực. Học cách làm chân gà nướng sa tế vào bếp cùng Gà ta Tường Vy, chia sẻ cho bạn bè ngay nhé!
NỘI DUNG
Nguyên liệu làm Chân gà nướng sa tế
- Chân gà 1 kg
- Sả 2 cây
- Hành tím 4 củ
- Tỏi 3 tép
- Ớt 5 trái
- Ớt bột 1 muỗng canh
- Tương ớt 1 muỗng canh
- Sa tế tôm 1 muỗng canh
- Nước cốt chanh 3 muỗng canh
- Dầu hào 1 muỗng canh
- Dầu ăn 1 muỗng canh
- Giấm ăn 2 muỗng canh
- Sữa đặc 1 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ đường/ bột ngọt)
Cách làm chân gà nướng sa tế không bị cháy
Bước 1: Cách khử mùi hôi của chân gà
Bước 2: Ướp chân gà nướng sa tế
Cho chân gà vào nồi và bạn cho tiếp: 3 thìa mật ong + 4 thìa ớt sa tế + 1 thìa muối tôm + 2 thìa nước mắm + 3 thìa dầu hào + 1/2 thìa đường + 2 thìa dầu ăn và một ít hành tỏi băm vào trộn đều cho thấm vị và ướp trong thời gian 20 – 30 phút nhé.
Bước 3: Làm nước sốt chấm chân gà nướng trong cách làm chân gà nướng sa tế
Lát 1 bát tô sạch cho 4 trái ớt hiểm xanh + 3 thìa đường + 1 thìa cà phê muối + 1 ít bột mì chính vừa đủ (chừng 1/5 thìa cà phê) rồi dùng chày giã nát hoặc có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn nhé, sau đó cho thêm 1/2 trái chanh vào, đánh đều mịn là được.
Bước 4: Nướng chân gà sa tế
Bạn bắc sẵn lửa than hoa đỏ rực lên, rồi đặt vỉ nướng lên và bạn để chân gà đã ướp phần sa tế lên rồi nướng, trong thời gian nướng bạn lật đều chân gà để cho khỏi cháy. Nướng cho đến khi chân gà vàng chín đền có mùi thơm là được.
Mặt khác, bạn có thể cho chân gà ướp sa tế vào khay nướng để cho và lò nướng hoặc lò vi sóng hoặc nồi chiên không dầu điều chỉnh mức nhiệt độ phù hợp là được.
Lưu ý mẹo chọn chân gà ngon:
- Quan sát hình thức bên ngoài: Chân gà sau khi được bơm nước nhìn từ bên ngoài sẽ rất béo, chân sưng phồng, không có nếp nhăn trên da, các chân đều nhau về kích thước. Nếu ở chân có dị tật, cục u, tụ máu thì có thể đây là chân gà bị bệnh, không nên chọn chân gà bị dập, da bị cắt vì có thể chân gà đã được bảo quản lâu ngày.
- Chân gà tươi thường có 4 ngón chân cong vào trong, khi ấn vào sẽ phồng lên. Chân gà ngâm nước, các ngón chân sưng to tách rời, xòe ra, các khớp không còn linh hoạt.
- Chân gà tươi có màu trắng hồng tự nhiên, xương bên trong vẫn còn đỏ. Không nên chọn chân gà có màu sắc lạ, đốm đỏ, đốm xanh tím và đôi khi là xanh nhạt hoặc vàng nhạt.
- Chân gà không bị nhờn hay ướt, sờ vào có cảm giác chắc tay, da săn chắc, đàn hồi là chân gà tươi.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây của Gà ta Tường Vy, các bạn đã biết cách làm chân gà nướng sa tế thơm ngon, hương vị siêu hấp dẫn cả nhà sẽ thích mê. Giờ thì còn chờ gì nữa, nhanh tay ghi lại công thức, trổ tài và chia sẻ cho cả nhà thôi nào.